MỤC LỤC
Để xử lý bể bơi hiệu quả nhất (giúp khử trùng, diệt khuẩn, loại bỏ rong rêu tảo, làm trong nước hồ bơi..), các bạn có thể sử dụng sản phẩm đó là: Chlorine (Viên sủi TCCA hoặc Clo bột), Đồng Sunfat, SODA, PAC, HCl, Javen, Xút Vảy, Oxy Già. Mỗi loại có một đặc tính, công dụng và cách xử lý riêng hoặc kết hợp để làm sạch nước bể bơi.
Tham khảo các loại hóa chất xử lí bể bơi TẠI ĐÂY !
Quý khách cần mua hàng số lượng lớn hoặc tư vấn chuyên sâu kỹ thuật xử lý nước vui lòng liên hệ văn phòng gần nhất của VMCGROUP hoặc liên hệ kỹ thuật 0947 464 464
Xử lý nước bể bơi là hoạt động diễn ra hầu như thường xuyên trong suốt quá trình vận hành của bể bơi. Nó giúp cho nước bể bơi sạch sẽ, chất lượng và giải quyết kịp thời sự nhiễm khuẩn, rêu, tảo. Vậy quy trình xử lý nước bể bơi đúng cách diễn ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây.
Tại sao phải xử lý nước bể bơi?
Bể bơi được ví như một chậu tắm chung của nhiều người, chỉ có điều là hệ thống xử lý nước hoạt động thường xuyên để mang lại chất lượng nước tốt nhất, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe cho người bơi. Tuy nhiên, nếu xử lý nước không đúng hoặc không có các biện pháp xử lý nước bể bơi đúng cách thì vô hình chung bạn đang làm cho bể bơi nhà mình xuống cấp, nhiễm khuẩn và kích thích sự phát triển mạnh mẽ của rêu tảo.
Các bể bơi, nhất là bể bơi ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của người bơi, cặn bã, chất thải cơ thể, ánh nắng mặt trời, axit có trong nước mưa … Tất cả sẽ dồn đọng lại trong bể bơi kết hợp với các thành phần có trong bể làm mất cân bằng pH, thúc đẩy rêu, làm nước đục, tanh, nhiễm khuẩn.
Khi chất lượng nước trong bể bơi không đảm bảo thì bơi lội trong môi trường đó là đe dọa cho các bệnh ngoài da, gây đau mắt đỏ, ngứa mắt, nhiễm khuẩn vùng kín… Do vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải thường xuyên vệ sinh và xử lý nước bể bơi. Tùy theo đặc điểm và tình trạng của nước để có cách xử lý kịp thời. Việc làm sạch nước bể bơi cũng cần tuân theo quy trình kĩ thuật để đảm bảo mọi viện diễn ra đúng cách và có hiệu quả.
Quy trình xử lý nước bể bơi đúng cách
Xử lý nước bể bơi đúng quy trình là điều quan trọng đòi hỏi mỗi người chủ nào cũng đều phải nắm rõ trong lòng bàn tay để kịp thời ứng dụng cho bể của mình. Trước tiên, người chủ phải xử lý nước từ những khâu bơm nước đầu tiên cho tới khi bể đã đi vào hoạt động thì mới có thể đảm bảo được nguồn nước luôn luôn trong sạch, an toàn cho người sử dụng.
1. Xử lý nước bể bơi bằng hệ thống lọc nước
Hầu hết, nguồn nước đầu vào của các bể đều là nước giếng khoan. Nguồn nước này có hàm lượng sắt, mangan rất nhiều. Bởi vì nước thường nằm sâu dưới lòng đất, trong môi trường yếm khí, tiếp xúc nhiều với các chất ở dạng hòa tan, đồng thời làm cho màu nước bị vàng, đục. Ngoài ra, nước giếng khoan còn có nồng độ pH thấp hơn do có chứa nhiều cacbon, tạo thành hợp chất axit cacbonic gây hại cho da. Đặc biệt, trong nước giếng khoan có chứa nhiều vi khuẩn kết hợp với sắt và mangan tạo thành vi khuẩn sắt vô cùng có hại. Chính vì nước giếng khoan chứa nhiều thành phần gây hại nên ngay khi nguồn nước được cung cấp vào bể, bạn cần có quy trình xử lý kịp thời.
Một trong những phương pháp xử lý nước bể bơi đầu tiên cần áp dụng đó là lắp đặt hệ thống lọc nước bể bơi. Hiện nay trên thị trường phổ biến 2 loại hệ thống là hệ thống lọc có đường ống và không đường ống hay còn gọi là máy lọc nước bể bơi thông minh. Hệ thống lọc nước thông minh này là một chiếc máy nhỏ gọn, tích hợp đầy đủ các chức năng khác nhau của một hệ thống lọc có đường ống, lắp đặt đơn giản, không tốn diện tích.
Hệ thống lọc nước có đường ống sẽ bao gồm 2 thiết bị quan trọng là bình lọc và máy bơm. Máy bơm sẽ hút nước về bình lọc sau đó trả nước sạch cho bể. Còn bình lọc chiếm vị trí quan trọng nhất – được coi là trái tim của bể. Góc cạnh của những hạt cát nhỏ li ti trong bình sẽ giữ lại vi khuẩn trong nước, các hợp chất có hại, ngăn ngừa nguy cơ sinh sôi của rêu tảo, trả lại cho bể nguồn nước trong sạch.
Ngoài ra trong suốt quá trình sử dụng bể, hệ thống lọc cũng liên tục làm việc thực hiện quy trình lọc – trả tuần hoàn để nước bể luôn luôn được trong ,sạch, an toàn cho người sử dụng.
Bình lọc có tay van 6 chức năng để điều khiến quá trình lọc.
- FILTER: lọc nước
- BACKWASH: rửa ngược
- RINSE: rửa đường ống
- WASTE: xả thải
- RECIRCULATE: tuần hoàn nước
- CLOSE: đóng van
Yêu cầu từ 4 – 8h, tất cả nước trong bể phải được chạy qua hệ thống lọc 1 lần. Thời gian nước chạy qua máy lọc càng ngắn thì khả năng máy bị hỏng càng cao, mức độ lọc sạch càng bị giảm sút.
Đối với bể ngoài trời thì thời gian lọc không quá 4h/lần, một số bể nông thì không quá 2h/lần. bể trong nhà thì thời gian lọc có thể lên đến 8h/lần.
2. Quy trình xử lý nước bể bơi đúng cách bằng hóa chất
Đối với nguồn nước đầu vào cũng như nguồn nước bể trong suốt quá trình sử dụng, chỉ dùng hệ thống lọc thôi không đủ, bạn cần phải tiếp tục xử lý bằng hóa chất bể bơi.
Một số hóa chất bể bơi thông dụng được cấp phép sử dụng hiện nay được phân chia thành từng nhóm khác nhau dựa vào ứng dụng của chúng, bao gồm:
- Nhóm hóa chất khử trùng nước bể bơi: Clo…
- Nhóm hóa chất cân bằng pH: soda…
- Nhóm hóa chất trợ lắng, làm trong nước: chất trợ lắng PAC, D 4 in 1, Flocoulant, chất kết lắng dạng bột…
- Nhóm hóa chất diệt rêu, tảo: JD flash, CuSO4
Bể bơi, đặc biệt là bể xây dựng ngoài trời rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi bụi bẩn, lá cây. Ngoài ra trong quá trình sử dụng, mồ hôi trên cơ thể, các chất bẩn bám trên cơ thể cũng chính là nguyên nhân làm cho nước bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Nước bị nhiễm khuẩn sẽ là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở, tác động ngược trở lại con người, là nguyên nhân gây là các bệnh về da, nấm, mốc. Trong trường hợp này cần sử dụng clo để tiêu diệt các thành phần gây ô nhiễm nước.
- Công dụng: làm trong nước, tiêu diệt vi khuẩn gây ô nhiễm, ngăn ngừa sự phát triển của rêu tảo. Có tác dụng phụ làm hạ nồng độ pH (vì vậy cần lưu ý kiểm tra nồng độ pH trước khi dùng clo).
- Cách sử dụng: Đối với bể thường xuyên hoạt động, bạn chỉ nên sử dụng duy trì hàng ngày từ 2g – 3g/1m3 nước. Đối với bể gia đình không sử dụng thường xuyên thì cần giảm liều lượng và ngược lại, bể công cộng đông khách thì cần tăng liều lượng phù hợp.
Nhóm hóa chất cân bằng pH – soda
Trước tiên bạn cần phải dùng bộ dụng cụ để đo nồng độ pH của nước. Độ kiềm của nước bể bơi tiêu chuẩn sẽ ở mức khoảng 80 – 120ppm. Độ pH tiêu chuẩn của nước bể bơi ở trong khoảng từ 7,2 – 7,6ppm. Độ kiềm ở đây sẽ đóng vai tròn làm đệm cho độ pH bởi vì độ pH của nước khá nhạy cảm, để đo được chính xác nhất thì độ kiềm cần phải giữ đúng trong phạm vi đã định. Khi kiểm tra nước chưa đạt đúng tiêu chuẩn, bạn cần phải xử lý nguồn nước luôn để đảm bảo cho bể được sạch sẽ, không có chất cặn bẩn.
Khi nồng độ pH của bể bị thấp hoặc cao quá mức quy định, bạn có thể dùng soda để trung hòa pH trong nước. Soda có công thức hóa học là NaHCO3 (muối Natri hydrocacbonat).
Công dụng: Soda vừa có thể tác dụng với axit vừa có thể tác dụng với bazơ nên được sử dụng khá phổ biến để điều chỉnh độ pH trong nước.
Cách sử dụng: Khi pH thấp, tức là lượng axit tăng thì NaHCO3 sẽ tác động với Axit với công thức:
NaHCO3 + H2CO4 = Na2SO4 + 2H2O
Liều lượng sử dụng là 1 – 3kg/100m3 / lần, đem hòa tan với nước và rải xung quanh mặt hồ. Nếu muốn xử lý lượng lớn thì cần chia nhỏ ra nhiều lần để tránh nước bị sốc, phản tác dụng. Nếu có hầm cân bằng thì bỏ trực tiếp vào hầm, hóa chất sẽ qua hệ thống lọc. Khi đó, lượng axit sẽ giảm, độ pH trung hòa, đảm bảo đúng với mức quy định tiêu chuẩn.
Sau 6h xử lý thì mới cho bể hoạt động trở lại.
Nhóm hóa chất trợ lắng, làm trong nước
Hóa chất thường dùng nhất để xử lý nước, làm trợ lắng và trong nước là Polyaluminium chloride PAC. Hóa chất trợ lắng sẽ giúp cho bể trong và lắng cặn hơn. Tuy nhiên trước khi sử dụng cần phải kiểm tra độ pH và clo trong nước.
Công dụng: một lượng trợ lắng PAC được thả xuống bể bơi sẽ giúp nước bể nhan hchongs lắng cặn và trong hơn.
Cách sử dụng: Sau khi nồng độ clo và pH trong nước đạt tiêu chuẩn cho phép để dùng PAC thì ta tiến hành sử dụng như sau:
Tắt hệ thống lọc nước để mặt nước yên lặng hơn. Hòa tan một lượng nhỏ PAC vào nước sau đó rải xung quanh mặt hồ. Đợi sau 6h khi hóa chất đã được hòa tan với nước, chất cặn bẩn trong nước sẽ bị một lớp màng lắng kéo hết xuống đáy. Khi đó, bạn sẽ dùng bàn hút vệ sinh hoặc robot vệ sinh để xử lý phần cặn bẩn đó.
Sử dụng khoảng 2kg/ 100m3/ lần.
Nhóm hóa chất diệt rêu, tảo: JD flash, CuSO4
Bể bơi đục cũng là một môi trường thuận lợi để rêu tảo sinh sôi và phát triển. Rêu sẽ bám vào gạch, thành bể và đáy bể không những làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sử dụng và sức khỏe con người. trong trường hợp này, cần phải sử dụng JD flash, CuSO4 để diệt rêu tảo. Chất diệt tảo này được sử dụng với clo dạng viên.
Công dụng: ức chế và tiêu diệt rêu tảo nhanh chóng, duy trì trạng thái nước bể trong, sạch, an toàn.
Cách sử dụng: sử dụng 1 lít cho 10m3 nước mỗi tháng. Tuy nhiên chất diệt tảo phản ứng với clo nên cần đổ chất diệt tảo ngay phía trước cửa vòi xả.
Trên đây là quy trình xử lý nước bể bơi đúng cách của Hóa Chất Việt Mỹ giới thiệu đến quý khách hàng. Để được hỗ trợ trực tiếp, quý khách hàng vui lòng liên hệ công ty Hóa Chất Việt Mỹ :
VMCGROUP HÀ NỘI
*Địa chỉ: Số 61B ngõ 381 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline 0947 464 464 – 093 456 2133
Website: hoachatvietmy.vn